Cách trồng và chăm sóc cây vạn niên tùng

Cây vạn niên tùng là một trong những cây công trình, cây phong thủy đem lại giá trị kinh tế cao. Trồng cây vạn niên tùng trong khuôn viên nhà sẽ làm tăng vẻ đẹp không gian nhà bạn mà còn giúp không khí trong nhà luôn trong lành, thoải mái. Hơn nữa chúng là một trong những 4 loại cây trong bộ tứ quý rất nổi tiếng Tùng – Cúc – Trúc – Mai, là cây trồng phong thủy mang lại may mắn tài lộc cho gia chủ. Chính vì thế, hiện nay, cây vạn niên tùng được nhiều gia đình ở thành phố trồng trên ban công hay trước cửa nhà.

Đặc điểm cây vạn niên tùng

Cây vạn niên tùng có xuất xứ từ Trung Quốc. Ngoài cái tên vạn niên tùng, chúng còn được gọi với các tên khác nhau như tùng la hán hay la hán tùng. Chúng là loại cây thân gỗ và sống được rất lâu.

Cây khá dễ trồng, thích nghi với mọi thời tiết nên chúng được trồng ở khắp mọi nơi trên đất nước ta. Lá của chúng gần giống như lá kim. Có những cây cho lá mọc đối xứng, có những cây có lá mọc xen kẽ nhau. Màu lá cây vạn niên tùng có màu xanh nhạt khi còn non, sau đó chúng sẽ dần chuyển sang xanh đậm theo thời gian.

Ý nghĩa của cây vạn niên tùng theo phong thủy

Cây vạn niên tùng sống rất lâu, thậm chí có những cây sống được 100 năm, chính vì thế người ta quan niệm rằng, trồng cây vạn niên tùng trong nhà sẽ đem lại sức khỏe cho các thành viên trong gia đình. Ngoài ra, bạn có thể tặng cây vạn niên tùng cho bạn bè, người thân hay đồng nghiệp làm quà với ý nghĩa chúc may mắn, sức khỏe tới cho họ. cây vạn niên tùng là một cây cảnh phong thủy tốt cho gia chủ.

Cách trồng cây vạn niên tùng

Đất trồng: Cây vạn niên tùng có thể trồng ở nhiều loại đất khác nhau từ đất thịt, đất cát pha, đất phù sa cho tới đất cằn cỗi, đất nghèo dinh dưỡng. Tuy nhiên, để cây sinh trưởng tốt và sống lâu năm thì nên trồng cây ở đất thịt nhẹ, giàu chất dinh dưỡng, thoát nước tốt và có độ pH khoảng 6.

Bạn có thể trộn phân chuồng hoai mục với đất để làm đất trồng cho cây. Đổ đất vào 2/3 chậu trồng. Cần lưu ý, chậu trồng nên chọn loại thoát nước tốt.

Nhân giống cây trồng: Theo những người trồng cây bonsai giàu kinh nghiệm thì phương pháp giâm cành và chiết cành là 2 phương pháp chủ yếu để tạo cây giống vạn niên tùng.

Chọn cành giâm ở cây khỏe mạnh, không sâu bệnh, phát triển tốt. Cành giâm có chiều dài khoảng 15-20cm. Ngâm gốc cành giâm bằng dung dịch atonik để kích thích cành ra rễ nhanh. Đặt cành giâm lên giá thể ẩm cho đến khi cành có rễ. Giá thể ẩm có thể là xơ dừa và trấu hoặc có thể trộn phân chuồng hoai mục với trấu và mụn dừa. Chuẩn bị đất trồng cành giâm là đất thịt để khi bứng cây, bầu đất không bị rã ra. Xới tơi đất lên rồi đặt cành giâm đã mọc rễ vào. Sau đó, cho cây vào nơi có nhiều bóng mát khoảng 30 – 45 ngày rồi đưa cây ra nơi có nắng. Khi cây con có chiều cao khoảng 70 – 100cm thì có thể đem đi trồng trong chậu.

Cách trồng cây vạn niên tùng: Đào một hố nhỏ vừa bằng với bầu đất. Một tay đặt cây con xuống hố rồi cố định chúng, tay còn lại vun đất xung quanh xuống hố. Nén chặt đất quanh gốc rồi tưới nước cho cây.

Cách chăm sóc cây vạn niên tùng

Tưới nước: Cây vạn niên tùng không cần quá nhiều nước, chúng chỉ cần nước ở mức trung bình. Thời gian đầu mới trồng cây nên tưới nước hàng ngày. Khi cây đã phát triển ổn định thì mỗi tuần tưới nước khoảng 2 lần. Mỗi lần tưới nước chỉ vừa đủ ẩm đất là được.

Ánh sáng: Mỗi ngày cây cần ánh sáng tối thiểu khoảng 1 giờ đồng hồ để hấp thụ ánh sáng. Nếu bạn đặt cây ở những nơi thiếu nắng thì hàng ngày bạn bưng chậu ra nơi có ánh nắng khoảng 1 tiếng rồi bê trở lại.

 

https://ok.ru/vacuumcleaner