Cây huỳnh đệ – cách trồng và chăm sóc cây huỳnh đệ

Cây huỳnh đệ – cách trồng và chăm sóc cây huỳnh đệ

Màu ho vàng rực rỡ như ánh nắng mặt trời nổi bật trên nền lá xanh mướt cây hoa huỳnh đệ đang chiếm được rất nhiều tình cảm của giới yêu hoa. Vậy làm thế nào để cây huỳnh đệ ra hoa đẹp và sai hoa quanh năm. Hãy cũng tôi đi tìm hiểu về cách trồng và chăm sóc cây huỳnh đệ như thế nào nhé.

Cây huỳnh đệ hoa vàng rực rỡ

Đôi nét về cây huỳnh đệTên thường gọi: cây huỳnh đệ, cây hoa huỳnh đệ

Tên gọi khác: cây huynh đệ, hoàng đệ, kim hương đằng

Tên khoa học là Urichites Luteum

Họ trúc đào

Cây huỳnh đệ bắt nguồn từ Peru, phân bố ở các vùng mưa nhiệt đới Châu Mỹ

Đặc điểm của cây huỳnh đệ

Thân cây dạng bụi, leo khỏe tốc độ sinh trưởng khá nhanh. Cây leo tới đâu hóa gỗ tới đó, thân cây khi còn non có màu xanh, thân mềm khi già chuyển màu nâu xám. Thân cây huỳnh đệ cũng như các loại cây khác trong họ trúc đào đều có nhựa mủ.

Lá cây huỳnh đệ có màu sắc xanh sáng, mặt lá nhẵn bóng vân lá chìm. Lá dạng đơn, mọc đối xứng có hình bầu dục, không có thùy lá.

Cây huỳnh đệ dễ trồng và chăm sóc

 

Hoa huỳnh đệ được tạo thành từ những cánh hoa lớn, nhị và nhụy hoa nằm sâu trong tràng. Hoa thích hợp với việc thụ phấn nhờ côn trùng, mọc thành xim ở phía ngọn cành. Hoa có màu vàng sáng như hoa mai.

Khi hoa tàn xuất hiện quả huỳnh đệ, quả dang nang có gai, ít hạt nên cây chủ yếu được nhân giống bằng phương pháp giâm cành.

Ý nghĩa của cây huỳnh đệ

Cây có ý nghĩa gắn tình bằng hữu, thể hiện tình huynh đệ gắn bó keo sơn lâu dài của tình đồng chí. Chính vì thế mà người ta mới gọi cây huỳnh đệ với tên gọi khác là cây huynh đệ.

Với đặc tính hoa đẹp, lá xanh tốt nên cây huỳnh đệ được sử dụng làm cây bóng mát trang trí cho khu vườn, ban công, tường rào,…

Trong Đông y cây được sử dụng như vị thuốc quý, điều chế được một số loại thuốc như đau bụng, bệnh lậu, bệnh vẩy nến, mụn cóc hoặc điều trị bệnh rắn cắn.

Kỹ thuật chăm sóc cây huỳnh đệ

Cây huỳnh đệ được chăm sóc kỹ sẽ sinh trưởng mạnh. Nếu cây phát triển tốt quá chỉ tốt thân lá cây luôn trong tình trạng tốt lốp, tốc độ sinh trưởng cho hoa kém cần chữa căn bệnh như sau:

  • Ngưng việc sử dụng phân bón cho cây, bổ sung thêm lượng kali, lân để thúc đẩy quá trình ra hoa.
  • Hạn chế việc tưới nước để cây chịu hạn
  • Nếu cây trồng chậu cần cho cây ra nơi có ánh sáng chiếu đến, cây trồng ngoài đất cần loại bỏ những cây phát tán xung quanh cây để cây có ánh sáng quang hợp.

Để cây chịu hạn một thời gian, lá cây sẽ dầy lại tốc độ sinh trưởng chậm cây sẽ cho hoa đẹp hơn.

Cách trồng và chăm sóc cây huỳnh đệ

Nhân giống: cây huỳnh đệ được nhân giống chủ yếu bằng phương pháp giâm cành, gieo hạt có sử dụng nhưng ít bởi hạt trong quả không nhiều.

Độ ẩm: cây ưa ẩm trung bình, thích ánh nắng mặt trời.

Đất trồng: đất thích hợp nhất là loại đất tơi xốp có mùn cưa, đất thịt pha cát.

Ánh sáng: cây huỳnh đệ ưa sáng mạnh, nên trồng cây ngoài ánh sáng hoàn toàn. Nếu cây được trồng ngoài sáng cây sẽ sinh trưởng và phát triển tốt hơn.

Bón phân: 3 năm đầu trồng cây huỳnh đệ cần bón cho cây một lượng phân bón NPK, phân chuồng hoại mục, phân vi sinh để cây sinh trưởng tốt.

Cắt tỉa: nên thường xuyên cắt tỉa để cây có dáng, thế như mong muốn.

Tưới nước: khi mới trồng và khi cây non nên thường xuyên tưới nước cho cây.

https://ok.ru/vacuumcleaner