Cây sâm đất và những lợi ích đối với con người
Cây sâm đất hay còn có nhiều tên gọi khác là sâm nam, sâm rừng, sâm quy bầu. Loài cây này có thể chế biến nhiều món ăn khác nhau, đồng thời cũng có thể chữa được một số bệnh như cao huyết áp, tiểu đường… Các bạn hãy cùng tìm hiểu chi tiết về loài cây này trong bài viết dưới đây.
Đặc điểm của sâm đất
Cây sâm đất cũng giống như sài đất là loài thân thảo, mọc theo đốt, mỗi đốt có thể cho ra nhiều nhánh khác nhau. Chính vì thế, mà chúng thường mọc theo từng bụi dưới đất. Rễ của cây sâm đất có thể phát triển kích thước tạo thành củ có màu vàng giống với củ sâm Hàn Quốc.
Lá sâm đất có kích thước từ 5 – 7 x 2 – 4 cm, hình trái xoan mọc so le. Trong đó, phần cuống rất ngắn do gốc lá chụm lại. Lá có màu xanh với phiến lá dày.
Hoa sâm đất màu hồng, kích thước rất nhỏ, được mọc từ các nhánh hay trên thân thành từng chùm. Quả khi chín có màu đỏ nâu, mọng nước. Hạt nhỏ, dẹt.
Xem thêm: Tinh chất rau má – Sản phẩm chăm sóc sắc đẹp an toàn, hiệu quả
Tác dụng của cây sâm đất
Sâm đất có rất nhiều lợi ích cho con người. Dưới đây là một số tác dụng chính:
- Trong thành phần của sâm đất có hàm lượng kali cao, làm gia tăng hoạt động của punarvanin giúp lợi tiểu.
- Cây sâm đất có khả năng ức chế succinic dehydrogenase và kích thích sản sinh ra hợp chất D – amino oxidase. Do đó, tốt cho những người có bệnh thận.
- Sâm đất còn có tác dụng giảm phù, tăng bài tiết nước tiểu, giảm mỡ máu và cải thiện hội chứng thận hư.
- Ngoài ra, loài cây này còn được các bác sĩ y học cổ truyền sử dụng để chống co giật, giải độc, hoạt huyết.
- Rễ sâm đất giúp long đờm, lợi tiểu, trị ho và tốt cho hệ tiêu hóa.
- Tất cả các bộ phận của cây sâm đất đều có thể sử dụng để làm thuốc. Tuy nhiên, rễ của nó có tác dụng tốt nhất và mang đến hiệu quả cao trong việc cải thiện các bệnh về thận.
Có thể bạn quan tâm: Mách bạn cách sử dụng rau má trị mụn hiệu quả nhất
Những lưu ý khi sử dụng cây sâm đất
- Nên dùng sâm đất với lượng vừa phải bởi quá liều rất dễ gây ngộ độc.
- Trong trường hợp dùng với liều nhỏ mà vẫn xảy ra các tình trạng như đổ mồ hôi, buồn nôn hoặc nôn thì cần dừng ngay và tham khảo ý kiến bác sĩ.
- Phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ tuyệt đối không dùng sâm đất bừa bãi mà cần hỏi ý kiến bác sĩ.
Như vậy, chúng ta vừa tìm hiểu về đặc điểm, công dụng và những chú ý quan trọng liên quan đến cây sâm đất. Tuy loài cây này có nhiều thành phần tốt cho sức khỏe nhưng chúng ta cần dùng với liều lượng phù hợp và nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.