Cây trúc đen – Cách trồng và chăm sóc cây trúc đen
Tên khoa học, tên thường gọi khác, nguồn gốc xuất sứ của cây trúc đen
Trúc đen là loài cây hiếm, quý. Loài cây này hiện tại đang có nguy cơ tuyệt chủng, tuy nhiên các bộ phận có chức trách đang và đã can thiệp để bảo tồn loài cây này. Nhắc đến trúc đen, loài cây với vẻ đẹp huyên bí, có rất nhiều lợi ích và mang ý nghĩa may mắn thể hiện sự oai phong, sang trọng và quý phái.
- Trúc đen có tên khoa học: Phyllostachys nigra.
- Tên thường gọi: Trúc đen
- Tên gọi khác: Trúc tím
- Cây thuộc chi: Trúc
- Tông: Tre
- Họ: Hòa thảo.
- Nguồn gốc của cây: Từ Đông Nam Á
Trúc đen có sự phân bố ít và hiếm, nơi chủ yếu là Sa Pa.
Đặc điểm hình thái của cây trúc đen
- Thân
+ Thân của trúc đen thuộc loại thân rỗng, giống như các loafitre trúc khác thì trúc đen thân hình tròn, khối trụ, mọc thẳng và có các nhánh nhỏ khác.
+ Đặc biệt khác biệt bởi màu củ, bao bọc bởi màu đen, hoặc màu tím đen bóng.
+ Trên thân có các đốt, long dài ngắn khác nhau. Thân mọc theo quy hướng tản.
+ Chiều cao và kích thước: Cao khoảng 5 đến 8m. Chiều rộng khoảng 2 đến 6cm.
+ Thân ở gần dưới gốc có các bẹ mo ôm sát, hoặc trên các búp nhỏ trên cây. Các mo mảnh , có màu xám nâu và có các tai lìa ra ngoài.
- Lá
+ Lá của trúc đen có hình mũi mác dài thuôn, và nhọn ở đầu.
+ Lá màu xanh, khi già sẽ dần ngả trộn thêm màu hơi vàng.
+ Lá của trúc quân tử hình dẹt, nhọn ở đầu, lá gắn liền không có bộ phận cuống.
+ Lá có các sọc , gân hình vòng ôm như cầu vồng.
+ Bề dày của lá rất mỏng, mép lá có độ sắc.
- Hoa
+ Hoa mọc thành từng chùm, ngắn và ra hoa hiếm một năm môt lần. Hình thức sinh sản không bằng hoa mà từ thân rễ. Thường măng nhỏ moc vào tháng 2 đến tháng 5.
- Rễ
+ Rễ cây có sự lan rộng lớn và đâm sâu. Sự phát triển của rễ nhanh và tốt.
Đặc điểm sinh thái của cây trúc đen
– Trúc đen có thời gian mọc măng từ tháng 2 đến tháng 5.
– Cây đặc biệt bởi màu đen hoặc màu tím than của thân cây.
– Cây trúc đen có sự sinh trưởng và phát triển rất tốt. có thể chịu hạn, là cây ưa nắng.
– Là cây học nà tre trúc, sống lâu năm.
– Cây ưa nắng, không yêu cầu khắt khe về phân bón và ít sâu bệnh hại.
– Cây thường được dùng làm cây cảnh trong các gia đình tại các vườn mini hoặc các khu khách sạn lớn. Làm đẹp cho không gian và tạo bóng mát.
Xem thêm:
Lợi ích mà cây trúc đen mang lại
– Lợi ích đầu tiên mà cây trúc đen mang lại là làm cây cảnh, cây trang trí cho các khu vườn, các khu du lịch, khác sạn nhà hàng …vv. Bởi chính màu đen huyền bí và quyên lực mà cây được nhiều người chọn trồng. Cây tạo nên vẻ cổ xưa, cổ điển nhưng lại thể hiện sự quý phái của hiện đại. Đem lại cảm giác thoải mái khi ngắm cây, và có thể tao bóng mát cho không gian. Cây được xem như một điểm lạ của khu vườn, và không giant rang trí. Ngày nay cây được các nhà thiết kế cây cảnh trồng và đặt ở các vị trí phù hợp, tạo các dáng khác nhau tông rất bắt mắt và đẹp.
– Ngoài làm cảnh trang trí, thân cây deo dai còn được dùng làm các đồ thủ công, đan lát hoặc làm đồ mỹ nghệ. Vì tính chất màu của trúc khi làm các sản phẩm vẫn giữ được màu đen nên Các sản phẩm từ cây trúc đen rất quý và đắt như các giỏ đan, nón, mũ, các đồ lưu niệm, cần câu cá. Hoặc lớn hơn là các bộ bàn ghế được làm từ trúc vđen. Các tác phẩm đến từ trúc đen không chỉ đắt, quý mà còn mang giá trị lớn.
– Bên cạnh đó chúng ta không thể nhắc đến hương vị ẩm thực từ cây trúc đen. Trúc đen có thể làm được nhiều món ăn ngon và đặc sản. Bộ phận thường được sử dụng là các măng non, được chế biến các món xào, luộc, kết hợp cùng các món khác. Ăn vừa lạ, vừa tốt mà lại mang đậm hương vị đặc sản vùng núi.
– Cây trúc đen còn có lợi ích trong y học. Theo các ông bà xưa truyền lại cây trúc đen còn được dùng để chữa các bệnh về xương như phong thấp, hoặc được dùng cho cảm lạnh và các bệnh cho phụ nữ sau hậu sản.
– Không chỉ mang lại lợi ích về vật chất cây trúc đen còn được trồng với ý nghĩa mang lại sự uy phong, quyền lực, uy nghiêm cho bậc chính nhân quân tử. Ngoài ra cây có sức dẻo dai bền bỉ, và sức sống sinh trưởng tốt với ý nghĩa mang lại may mắn cho gia đình.
– trúc đen là loại cây quý hiếm và dần trở nên tuyệt chủng. Vì thế mà cây đang được bảo tồn, ngoài ra còn được ưa chuộng để trồng nhân giống. Bởi cây không chỉ đẹp mà là cây phong thủy cho gia đình thật tuyệt vời.
Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây trúc đen
– Nhân giống cây trúc đen bằng cây con
- cách trồng cây trúc đen
- Trước khi trồng khâu quan trọng nhất là chuẩn bị đất trồng, bầu trồng và cây trồng.
- Đât trồng gồm 40 xơ dừa, 30 trấu đen, 10 trấu sống, 10 đất thịt và 10 phân hữu cơ. Trộn lẫn với nhau và đem đi ủ mục trong một thời gian.
- Sau đó chúng ta sẽ đào hốc để trồng, hốc có bề ngang cách bầu trồng khoảng 15 đến 22cm. có độ sâu khoảng 15cm.
- Sau đấy chúng ta cho hỗn hợp đã chuẩn bị ở trên vào hố.
- Đặt bầu xuống ( lưu ý khi đặt bầu chúng ta tháo bỏ bầu nilong bên ngoài trước) sau đấy lấp một lớp đất lên trên và nén chặt. Lưu ý cách đặt bầu, bề mặt trên của bầu phải bằng với bề mặt đất bên ngoài.
– Tưới nước sau trồng, dọn sạch các vật, cây bụi xung quanh cản độ thoáng của cây.
Cách chăm sóc cây trúc đen
Trúc đen là loài cây có độ sinh trưởng, phát triển tốt, cây dễ trồng, dễ chăm sóc và ít sâu bệnh hại.
- Ánh sáng: Cây trúc đen là cây ưa sáng, nên chúng ta cần chú ý vị trí trồng, cần trồng ở nơi thoáng mát , đủ ánh sáng, để cây sinh trưởng phát triển tốt.
- Nhiệt độ: Trúc đen có độ chịu hạn tốt và lạnh. Nhiệt độ thích hợp từ 24 đến 30 độ C.
- Độ ẩm: Mức độ ẩm của cây thuộc dạng trung bình.
- Đất trồng: Trúc đen là cây không yêu cầu cao về đất trồng. Nhưng đất phù hợp để cây sinh trưởng phát triển tốt là đất tơi xốp, có độ thoát nước tốt, độ thoáng ổn định và đủ chất dinh dưỡng.
- Tưới nước: Trúc đen không cần tưới nhiều nước, yêu cầu về nước tưới của trúc đen không nhiều, tưới vừa đủ ẩm đất, không nên tưới nhiều tránh tình trạng cây dễ bị úng khi cung cấp quá nhiều nước và để tình trạng ngập kéo dài.
- Bón phân: Chúng ta có thể bón phân hữu cơ hoặc phân bón lá ở thời gian tháng để cây có độ sinh tro và lá , thân mượt.
Sâu bệnh hại thường xuất hiện trên cây trúc đen
– Trên trúc đen thường có các bệnh về lá như khô lá xoăn lá, khô lá cháy đầu lá. Nguyên nhân chính là do thiếu nước và thiếu phân bón. Cách phòng tránh chúng ta nên quan sát cây để kịp thời bổ sung nước,và phân bón, tuy nhiên không nên tưới để ngập lâu sẽ làm cây dễ bị úng. Kết hợp cắt tỉa các cành lá đã bị khô cháy, và các cành quá rậm rạp.
– Sâu bệnh hại thường có các loại như rầy trắng, rệp. Cách phòng chúng ta phun thuốc hoặc xịt thuốc kịp thời. Các thuốc diệt loại rầy và rệp có thể dễ mua tại các quán thuốc bảo vệ.
– Nếu trồng trên diện tích lớn chúng ta có thể sử dụng phương pháp dùng thuốc phun.
– Nếu trồng ở nhà , chậu diện tích bé có thể kiểm soát được chúng ta có thể dùng các biện pháp đơn giản và thủ công như.
+ Dùng vòi nước xịt trực tiếp vào nhằm mục đích nước đẩy chúng ra ngoài theo dòng nước.
+ Cắt tỉa các cành, lá bị nhiễm nặng.
+ Dùng vật dụng như chổi để quét những chỗ lá có rệp hại.
+ Có thể dùng thuốc xịt của muỗi, thuốc xịt côn trùng để loại bỏ rệp.
Kết luận .
Trúc đen là loại cây đang được ưa chuộng và đặc biệt chúng rất quý hiếm. Trúc đen luôn toát lên vẻ đẹp đen tuyền huyền bí và lạ lùng của cây, ngoài ra cây còn mang lại những lợi ích về tinh thần cũng như vật chất, không chỉ vậy cây còn là cây phong thủy mang lại điều tốt, điều may mắn cho gia chủ. Tất cả điều đấy kết hợp đem lại một nét riêng của trúc đen mà ai cũng yêu quý.